Mỗi năm, khi mùa hè đến, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em, chiếm 48,8%. Tỷ lệ chết đuối ở trẻ em nước ta cao gấp 10 lần các nước phát triển. 70% trẻ chết đuối và suýt chết đuối ở lứa tuổi dưới 15. Có 53% các trường hợp chết đuối xảy ra khi trẻ em chơi gần ao hồ, sông suối, kênh mương không có sự bảo vệ của người lớn.
Ban y tế học đường nhà trường xin gửi đến các em học sinh một số biện pháp chủ động phòng tránh đuối nước, các bước cấp cứu đuối nước cũng như giữ được bình tĩnh nếu gặp trường hợp khác,
Nguyên tắc: Nguyên tắc là cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp ôxy cho nạn nhân nhưng cần đảm bảo an toàn cho chính bản thân người cứu đuối. Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước: Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn cho nên không nên nhảy xuống nước nếu không biết bơi, hoặc không được huấn luyện cách đưa người đuối nước còn tỉnh lên bờ.
Nếu nạn nhân còn tỉnh vùng vẫy dưới nước, việc đầu tiên là phải hô hoán thật lớn, tiếp theo tìm xung quanh bất cứ vật gì có thể nổi trên mặt nước để nạn nhân bám vào như : Can; chai nước lớn; que; sào; khúc gỗ; đoạn dây .... để giúp nạn nhân lên bờ.
Nếu không tìm thấy những thứ trên thì mới bơi ra cứu nạn nhân nhưng trước hết phải xác định là mình có đủ khả năng không chế được nạn nhân lúc đấy mới tiếp cận nạn nhân Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu.
Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở
Sau khi đưa nạn nhân lên bờ, có hai trường hợp xảy ra
1/ Nạn nhân vẫn còn thở: Để nạn nhân nằm nghiêng an toàn, ủ ấm; sau khi nạn nhân đã bình tình lại thì đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất đề kiểm tra lại sức khỏe.
2/ Nạn nhân không còn thở, tim ngừng đập:
- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân. Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực (Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút ) và thổi ngạt (phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân)
- Nếu chỉ có một người tiến hành sơ cấp cứu, thì ép tim ngoài lồng ngực 15 - 30 nhịp, sau đó hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại việc ấn tim ngoài lồng ngực với chu kỳ 15 - 30 lần ấn tim, 2 lần hà hơi thổi ngạt. Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
3/ Biện pháp chủ động phòng tránh đuối nước:
- Không chơi tại các khu vực nguy hiểm gần ao hồ sông suối ( VD: như khu vực này mà các cháu đang chơi.
- Không đi bơi ở nơi nguy hiểm, không đi bơi khi không có người lớn. Mặc áo phao khi đi bơi
- Tham gia các câu lạc bộ học bơi ở trường, ở các trung tâm để trang bị kỹ năng bơi cho mình.