Trong kì nghỉ chúng ta sẽ đi thăm rất nhiều họ hàng bạn bè. Mỗi nhà sẽ mang những món ăn đặc sản ra để chiêu đãi nên chúng mình có thể sẽ ăn rất nhiều và nhiều loại cùng một lúc. Thức ăn có thể chưa được bảo quản đúng quy định. Và khi một lượng lớn thức ăn được chúng ta ăn mà cơ quan tiêu hóa chưa hấp thu kịp hoặc chúng ta ăn phải thức ăn lạ, cơ thể có phản ứng ngay lập tức bằng các triệu chứng như đau bụng, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy v.v..v. Đó gọi là ngộ độc thực phẩm hay còn gọi ngộ độc thức ăn
1. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Về các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, có thể xuất hiện khoảng vài phút, vài giờ hoặc khoảng từ 1 đến 2 ngày sau khi ăn. Trong đó, những triệu chứng này sẽ ở mức độ nặng hay nhẹ hay kéo dài trong thời gian bao lâu còn tuỳ vào các yếu tố bao gồm: loại tác nhân gây ra, lượng thực phẩm được sử dụng và hệ miễn dịch của người bệnh.
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm có:
- Đau bụng.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Tiêu chảy.
- Trong phân hoặc chất nôn có xuất hiện máu.
- Bị sốt.
- Chán ăn.
- Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi.
- Đau đầu, choáng váng, chóng mặt.
- Ớn lạnh, rùng mình.
- Đau khớp và cơ.
Nặng hơn có thể tử vong ngay lập tức như nuốt phải các chất độc : nấm độc, v..v
Khi các con thấy mình có các triệu chứng trên thì chúng ta sẽ phải làm gì nhỉ?
Đó là báo bố mẹ . hoặc người lớn như ông , bà, anh ,chị sau đó sẽ chuyển lên cơ sở y tế nếu triệu chứng trên kéo dài, không giảm.
2. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết
1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn:Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn: Nếu tay cóvết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Và đặc biệt đối với các em HS, tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu loè loẹt, Và thực hiện rủa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng, sau khi ho, hắt hơi.
Ngoài ra mọi người nên duy trì thực hiện 2K phòng chống dịch Covid 19 và một số dịch bệnh khác