Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường nên nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Một trong số các bệnh đó là bệnh cúm, xảy ra ở nhiều lứa tuổi, khả năng lây truyền cao và dễ gây thành dịch.
Để chủ động phòng tránh dịch bệnh, trường tiểu học Gia Thượng tuyên truyền tới cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và các em học sinh một số kiến thức về bệnh cúm để có cách phòng bệnh tốt nhất cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng.
1. Bệnh Cúm là gì?
Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do nhiều loại virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh. Triệu chứng điển hình của bệnh gồm sổ mũi, đau họng, ho, đau nhức cơ, nhức đầu, sốt.
Có 4 chủng virus cúm được ký hiệu là A, B, C, D. Trong đó chủng cúm A và B thường gặp ở người, cúm C gây bệnh nhẹ và thường không có triệu chứng, trong khi đó cúm D ảnh hưởng đến gia súc và không gây bệnh ở người.
|
Cúm A
|
Cúm B
|
Cúm C
|
Khác nhau
|
- Từ gia cầm sang người
- Từ người sang người
- Nguy hiểm, có thể gây tử vong
|
- Từ người sang người
- Lành tính, có gây tử vong nhưng ít
|
- Từ người sang người
- Lành tính và ít gặp
|
1. Cúm A, cúm B
- Bệnh cúm A, cúm B xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa, dễ lây lan, lây qua đường hô hấp và giọt bắn
- Bệnh cúm có thể bùng phát vào bất kỳ mùa nào trong năm, đỉnh điểm là vào tháng 3, tháng 4, tháng 10 và tháng 11.
* Triệu chứng :
- Cảm thấy ớn lạnh, đổ mồ hôi.
- Ho khan.
- Viêm họng.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Đau đầu.
- Mệt mỏi, khó thở
- Nôn mửa, tiêu chảy (thường gặp ở trẻ em hơn người lớn)
2. Đường lây nhiễm bệnh cúm
- Lây qua dịch tiết đường hô hấp: Triệu chứng phổ biến ở những người nhiễm cúm là ho và hắt xì.
- Lây qua bề mặt tiếp xúc: Việc sử dụng chung vật dụng như khăn, quần áo, bàn chải, ly uống nước,… có thể ẩn chứa nguồn lây nhiễm virus bệnh cúm.
3. Cách phòng bệnh Cúm
- Rửa tay thường xuyên: Giữ tay sạch sẽ, hạn chế đưa tay trực tiếp lên mắt, mũi, miệng. Thường xuyên rửa tay với nước ấm và xà phòng trong 30 giây hoặc sử dụng nước rửa tay khô.
- Làm sạch bề mặt vật dụng: Thường xuyên lau sạch, khử khuẩn bề mặt các vật dụng trong nhà, văn phòng, nơi công cộng có khả năng cầm nắm nhiều như tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi, mặt bàn,… cũng là cách giúp giảm nguy cơ mắc cúm.
- Tập thể dục đều đặn: Người có thói quen vận động, thể dục thể thao hằng ngày thường có triệu chứng ít nguy hiểm và thời gian hồi phục nhanh hơn nếu bị nhiễm cúm.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch với xà phòng đồng thời vệ sinh mũi, họng bằng nước muối thường xuyên.
- Luôn giữ ấm cơ thể, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với luyện tập thể thao nâng cao thể trạng.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ nếu không thật sự cần thiết.
- Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
- Tiêm vắc - xin cúm để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm và tránh biến chứng nặng của bệnh.
Trên đây là bài tuyên truyền một số cách phòng bệnh cúm. Mong rằng mỗi chúng ta cùng chung tay phòng tránh dịch bệnh, tăng cường đảm bảo sức khỏe để sống, học tập và làm việc hiệu quả.