Nhân
dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), chúng ta
cùng ôn lại mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc.
Đúng 16h30 ngày
9/10/1954, những lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên, đánh dấu chấm hết
cho sự hiện diện của quân Pháp ở Thủ đô Hà Nội. Sáng 10/10/1954, Trung đoàn Thủ
đô, Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Hà Nội trong tiếng reo hò của hàng chục
vạn người dân. Ngày 10/10/1954 đã trở thành cột mốc lịch sử, ghi nhận bao nỗ lực,
cả những mất mát, hy sinh của quân và dân ta.
Ngày 10/10/1954, Ủy ban quân chính thành phố và
các đơn vị quân đội nhân dân gồm bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới mở cuộc
hành quân lịch sử từ 5 cửa ô tiến về Hà Nội. Cờ, hoa rực rỡ, hân hoan chào đón
đoàn quân chiến thắng. Cả Hà Nội ngập tràn niềm vui giải phóng, niềm tự hào vô
hạn.
15h, còi trên nóc Nhà hát Thành phố nổi
lên một hồi dài. Hàng trăm nghìn người dân Thủ đô dự Lễ chào cờ long trọng. Cờ
đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên cột cờ cổ kính. Trong thư gửi đồng bào Thủ
đô nhân ngày thiêng liêng lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Tám năm qua,
Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa, nhưng lòng Chính
Phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết, nhất trí,
quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ ta lại trở về
Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết" Tất
cả mọi người đều rưng rưng xúc động. Ngày 10/10/1954 đã trở thành cột mốc lịch
sử, ghi nhận bao nỗ lực, cố gắng, cả những mất mát, hy sinh mà quân và dân ta
đã trải qua để giải phóng Thủ đô.
Giải phóng Thủ đô khỏi ách xâm lược của
đế quốc Pháp là sự nghiệp cách mạng vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân, trực tiếp
là sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô. Chiến đấu ở nơi
trung tâm đầu não xâm lược của thực dân Pháp, cuộc kháng chiến ở Hà Nội là một
nét tiêu biểu của sức mạnh chiến tranh nhân dân, là một điển hình kháng chiến
toàn dân trên mặt trận đô thị.
Đại
tá Dương Niết, Tiểu đoàn Bình Ca thuộc Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308 khẳng
định: "Pháp có 2 trạng thái: thất bại ở Điện Biên Phủ thì hoang mang nhưng
đồng thời lại căm thù. Cho nên chủ trương phá cho Hà Nội tan tành trước khi
tiếp quản. Chúng tôi vào làm nhiệm vụ chống sự phá hoại đó. Nhiệm vụ thứ hai
hạn chế lôi kéo dân ta hi sinh. Nếu không có nhân dân thì khó mà làm được việc.
Bộ đội và nhân dân hợp lại thành sức mạnh, sức mạnh đó có được là dưới sự lãnh
đạo của Đảng".
Với
phương châm, nhiệm vụ công tác trong vùng bị địch tạm chiếm, Đảng bộ Hà Nội đã
đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc, chăm lo xây dựng, bồi dưỡng lực
lượng trong suốt quá trình kháng chiến; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền vận
động các tầng lớp nhân dân, tuyên truyền vận động ngay trong hàng ngũ địch tạo
nên sức mạnh tổng hợp giành chiến thắng.
Sự
kiện lịch sử giải phóng Thủ đô đã mang đến nhiều bài học quý, đó là bài học về
xác định rõ vai trò của Thủ đô trong triến trình kháng chiến; bài học về chuẩn
bị tốt mọi mặt đợi thời cơ đến, thực hành tiếp quản thắng lợi, hoàn thành sự
nghiệp giải phóng Thủ đô. Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một mốc son
trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước
ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới, nhân dân lao động được
làm chủ vận mệnh của mình.
Từ
một thành phố đã chịu nhiều tổn thương từ chiến tranh, giờ đây sau 70 năm Hà Nội
đang chuyển mình vươn lên mạnh mẽ để xứng đáng là trái tim của cả nước; trung
tâm về kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học có vị trí hàng đầu của cả nước.
Chính quyền và người dân Hà Nội đang ra sức xây dựng Thủ đô hoà bình, Thủ đô
"ngàn năm văn hiến". Điều này được nhiều người dân Thủ đô cảm nhận rõ
nét.
Thủ đô Hà Nội được giải phóng là sự kiện lịch sử
trọng đại, là ngày hội lớn không chỉ của các tầng lớp nhân dân Hà Nội mà còn là
niềm hạnh phúc lớn của nhân dân cả nước; là mốc son sáng chói đánh dấu sự thất
bại hoàn toàn của thực dân Pháp tại Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của
Thủ đô và đất nước. 70 năm qua, nhân dân Thủ đô vững bước đi theo trên con đường
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh" mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Hòa trong
không khí rộn ràng của Thủ đô, trường Tiểu học Gia Thượng cũng náo nức với các
hoạt động như:
- Treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng trang
trí toàn bộ khuôn viên trường
- Thi vẽ tranh “Hà Nội trong em”
đối với khối 1, 2, 3
- Thi rung chuông vàng tìm hiểu
về sự kiện lịch sử Giải phóng Thủ đô đối với khối 4, 5
Những hoạt động sôi nổi không chỉ
mang lại không khí thi đua hào hứng, phấn khởi trong toàn thể CBGVNV và học
sinh nhà trường mà còn giúp các em học sinh hiểu thêm về lịch sử dân tộc, thêm
yêu và tự hào về mảnh đất Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng; bồi dưỡng
niềm tự hào, tự tôn dân tộc trong lòng các em học sinh Thủ đô.
Một số hình ảnh của nhà trường chào mừng Kỷ niệm 70 năm ngày
Giải phóng Thủ đô: