Để đáp ứng nhiệm vụ được giao, với mỗi giáo viên của nhà trường, việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học không chỉ là yêu cầu mà đã trở thành nhu cầu hàng ngày. Nhiều thầy giáo, cô giáo của nhà trường đã không ngừng học hỏi, tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật dạy học mới, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Nhằm lan tỏa tinh thần tự học và sáng tạo, thúc đẩy việc học và tự học của mỗi GV về kiến thức, về phương pháp, hình thức tổ chức giờ học, trường Tiểu học Gia Thượng đã tổ chức Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học phát huy năng lực của học sinh. Đây là tiết học ứng dụng các kĩ thuật dạy học “Bàn tay nặn bột” nhằm phát triển năng lực học sinh do cô giáo Lê Thị Thanh Mai – Giáo viên chủ nhiệm lớp 2A2 thực hiện với Bài Tự nhiên xã hội Loài vật sống ở đâu ?
Về dự chuyên đề có các cô giáo trong Ban giám hiệu, khối chuyên môn và các thầy cô giáo trong trường. Bằng trò chơi khởi đầu vui nhộn đã kích thích hứng khởi cho học sinh có tiết học tràn đầy năng lượng. GV đã huy động tất cả học sinh trong nhóm cùng tham gia bài học. Giờ học đã phát huy tốt năng lực hợp tác, năng lực thuyết trình của các em HS đồng thời cũng rèn luyện tư duy phản biện rõ ràng, khả năng tổng hợp kiến thức của mỗi HS.
Qua giờ học, học sinh rất hứng thú với cách học này, đây là dịp để các em bổ sung những thiếu hụt của cá nhân giúp các em linh hoạt, chủ động học tập, có ý thức với môn học hơn. Thông qua chuyên đề, mỗi giáo viên cũng tự tích lũy cho mình một số bài học bổ ích trong việc ứng dụng kỹ thuật dạy học mới trong công việc giảng dạy.
Một số hình ảnh tiêu biểu của tiết học: