Thực hiện Kế hoạch về tổ
chức tổ chức các hoạt động tham quan di tích lịch sử địa phương, đồng thời
trang bị cho học sinh kiến thức về lịch sử, trường Tiểu học Gia Thượng đã tổ chức
cho 174 em học sinh khối 3 tham
quan đển Trấn Vũ và đình Phúc Xá vào Chiều
thứ ba ngày 26/11/2024.
Đúng 14h30 phút các em đã
có mặt tại điểm tham quan đền Trấn Vũ thuộc phường Thạch Bàn, quận Long Biên,
Hà Nội. Đến nơi đây, thầy và trò trường Tiểu học Gia Thượng như được hòa mình
vào bầu không gian yên bình, trong lành và dịu mát của thiên nhiên giữa tiết trời
cuối thu. Ở đó các em được cụ từ giới thiệu truyền thuyết của ngôi đền:
Đền Trấn Vũ ở phường Thạch
Bàn, quận Long Biên, TP Hà Nội được khởi dựng vào thời vua Lê Thanh Tông. Theo
lời kể của những người cao niên trong làng thì vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt
phương Nam có đóng quân ở Cự Linh, đức vua được Thánh Tổ ứng mộng. Ngài bèn cho
lập đền thờ, tượng và bài vị bằng gỗ ghi chữ vàng “Hiển linh Trấn Vũ quán”. Đền
Trấn Vũ đã trải qua nhiều đợt tu sửa vào và đến thời Nguyễn thì được tu sửa và
xây dựng lại hoàn toàn. Đền được xây dựng làm 3 phần là tiền tế, trung đường và
hậu cung. Đặc trưng của ngôi đền là xây dựng quay về hướng Bắc, trong hậu cung
có thờ đức thánh Huyền thiên Trấn Vũ.
Đền Trấn Vũ được xây dựng
trên thế đất quy xà hội tụ và nhìn về hướng Bắc gồm tiền tế, trung đường và hậu
cung. Hai tòa trước đều có 5 gian, dưới dạng tường hồi bít đốc, chung một máng
nước. Trên mái đền, tại vị trí bờ nóc đắp trang trí hình tượng rồng chầu mặt trời.
Trên đỉnh bờ nóc, phía hai đầu đốc có gắn hai đầu kìm. Tiền tế có khoảng hiên rộng,
nối với sân bằng bậc tam cấp. Tòa trung cung, kiến trúc về cơ bản giống tòa đại
bái, vẫn giữ được nhiều nét chạm trổ của kiến trúc gốc từ thế kỷ XIX. Hậu cung
là nơi đặt tượng thờ thần Trấn Vũ, được nối với trung cung bằng một hệ mái tại
vị trí gian thờ, xây dựng theo kiểu phương đình, hai tầng tám mái, nhưng chủ yếu
các cấu kiện chỉ được bào trơn đóng bén... Và hiện nay đền vẫn giữ được rất nhiều
tài liệu quý giá như là 50 quẻ thẻ khắc trên gỗ, trong đền còn lưu giữ 23 đạo sắc
phong đã được công nhận là tài liệu quý hiếm, những sắc phong đó có từ năm 1470
vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.
Ngoài kiến trúc đặc sắc
và những di vật quý, đền Trấn Vũ còn lưu giữ pho tượng đức Huyền thiên Trấn Vũ
- đây là một trong 2 pho tượng cổ bằng đồng lớn nhất hiện còn. Cùng với tượng
Trấn Vũ ở đền Quán Thánh (Ba Đình), tượng Trấn Vũ ở đền Trấn Vũ là biểu hiện rực
rỡ của nghệ thuật tạo tượng lớn và kỹ thuật siêu việt trong nghề đúc đồng cổ
truyền. Tượng cao 3,8m, chu vi 8m, nặng 4 tấn. Nhà nước đã công nhận bức tượng
Huyền thiên Trấn Vũ là bảo vật quốc gia.
Tạm biệt đền Trấn Vũ với
nghệ thuật trang trí phong phú trên kiến trúc và di vật, thầy và trò chúng tôi
đến với ngôi đình Phúc Xá thuộc phường Ngọc Thụy - quận Long Biên - thành phố Hà Nội. Đến nơi
đây, thầy và trò trường Tiểu học Gia Thượng
như được hòa mình vào bầu không gian yên bình, trong lành và dịu mát của
thiên nhiên giữa tiết trời cuối thu. Ở đó các em được cụ từ giới thiệu truyền
thuyết của ngôi đình: Phúc Xá là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi đây có nhiều
công trình văn hóa tâm linh, chỉ trong một làng đã có 4 công trình gồm chùa,
đình và 2 ngôi đền. Trong những công trình này, đình Phúc Xá là một di tích nổi
tiếng nhất. Đã từ lâu, đình Phúc Xá thu hút không chỉ người dân Kinh thành
Thăng Long mà cả khách thập phương xa gần đến tham quan lễ bái. Tài, đức và
công tích của các vị Thành hoàng làng Phúc Xá, đặc biệt là danh tiếng lừng lẫy
của người anh hùng Lý Thường Kiệt đã chinh phục được long dân và thong đến trời,
đất, sau khi mất đi, các Ngài trở nên bất tử. Danh tướng Lý Thường Kiệt được
dân làng tôn vinh là Thành hoàng làng – người che chở phù giúp dân có cuộc sống
yên bình. Một nhân vật lịch sử kiệt xuất khi sống có nhiều cống hiến cho đất nước,
khi mất đi đã được hiển Thánh sống mãi trong lòng dân. Hội làng Phúc Xá là một
trong những lễ hội lớn trong vùng, được tổ chức ngày 17 tháng 2 âm lịch. Trong
lễ hội có nhiều hoạt động đa dạng và phong phú. Nghi lễ đáng lưu ý nhất là lễ
rước nước, giống như các lễ hội vùng ven sông Hồng, rước nước mang ý nghĩa cầu
cho mưa thuận gió hòa. Trong lễ hội Phúc Xá có nghi lễ rước kiệu Thánh.Tính
thiêng của đinh còn bởi dư âm của người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Vì thế,
về với đình Phúc Xá là đến thụ hưởng sinh khí trong lành, nơi thiên – địa giao
hòa để được tiếp thêm sinh lực của trời đất.
Sau khi làm lễ dâng hương
các em đã được các cô giáo nhà trường hướng dẫn thăm quan quần thể kiến trúc
đình. Các nếp nhà cổ ẩn mình dưới những cây cổ thụ bốn mùa tỏa bóng mát tạo cho
di tích một vẻ đẹp thâm nghiêm, huyền bí. Các công trình kiến trúc gồm: cổng
đình, sân, tòa kiến trúc chính kết cấu kiểu chữ Đinh, nhà Tả, Hữu mạc. Giá trị
của đình Phúc Xá còn được thể hiện ở những di vật. Trước hết phải kể đến 2 quả
chuông lớn, trong đó một chuông “An Xá tự chung” đúc năm Phúc Thát thứ 5 (1647)
có Bài minh ghi rõ Lỹ Thường Kiệt quê ở làng An Xá; một chuông “Am Xá tự chung”
đúc năm Chính Hòa thứ 11 (1690); 2 tấm bia dựng thời Nguyễn ghi việc trùng tu
di tích; 8 đôi câu đối ca ngợi công tích của Lý Thường Kiệt; 7 đạo sắc phong
niên đại thời Nguyễn. Đây là những tác phẩm nghệ thuật được trang trí bằng nghệ
thuật đục chạm trên đá rất công phu, tinh xảo. Nhưng đăc biệt hơn cả là những
giá trị phi vật thể nằm ở các bức đại tự và hoành phi, câu đối. Nội dung của những
chữ được thể hiện trên các di vật này đều tập trung vào ca ngợi cảnh đẹp, đất
thiêng, nơi ngôi đình tọa lạc, công trạng, đức độ của các vị Thần được thờ. Các
bức đại tự khẳng định giá trị của đình như: “Thánh cung vạn tuế” (Đức Thánh
muôn năm). Còn các câu đối lại mang ý nghĩa khác nhằm ca ngợi công đức của thần.
Đình Phúc Xá là một trung
tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của một cộng đồng dân cư, là một vốn cổ quý giá
luôn được nhân dân trân trọng gìn giữ và phát huy giá trị, đã được Bộ Văn hóa –
Thông tin xếp hạng năm 1993.
Kết thúc chuyến tham
quan, thầy và trò trường Tiểu học Gia Thượng
ra về mang theo những cảm xúc trân quý và biết ơn đến các tiền nhân đã
mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Trong mỗi các em dường như ai cũng có
suy nghĩ phải học tập và rèn luyện thật tốt để xứng đáng với những cống hiến và
hi sinh lớn lao của các danh nhân và anh hùng dân tộc.
Một số hình ảnh được ghi
lại trong buổi học ngoại khóa: