I. Phòng chống điện giật
1. Nguyên nhân gây ra điện giật :
- Do tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện
- Chạm trực tiếp vào dây dẫn trần hoặc dây dẫn bị hở điện
- Sử dụng thiết bị điện bị rò rỉ điện ra vỏ kim loại
- Sửa chữa điện không đóng ngắt nguồn điện
- Do vị phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến thế
- Sự cố ngoài ý muốn : ví dụ sét đánh
2. Nguy hiểm khi bị điện giật
– Vết bỏng thường nặng nhất ở những điểm tiếp xúc với nguồn điện hay tiếp đất. tay, gót chân và đầu là những điểm tiếp xúc thường gặp nhất.
– Ngoài vết bỏng, người bị điện giật cũng có thể bị những tổn thương bên trong đặc biệt nếu người đó cảm thấy một trong các triệu chứng như: khó thở, đau ngực hay đau bụng.
– Vết đau ở tay, chân hay sự biến dạng của một bộ phận nào đó trên cơ thể có thể là do xương bị gãy do bị điện giật.
– Ở trẻ em, vết bỏng ở miệng do cắn dây điện thường xuất hiện trên môi. Khi đó, vùng này thường xuất hiện màu đỏ, ngăm đen hay chấm hồng..
3 .Triệu chứng sau khi bị điện giật
- Tê tay
- Bệnh nhân nằm bất tỉnh
- Bệnh nhân thấy khó thở, trường hợp nặng có thể ngừng thở
- Mạch yếu, không đều, đôi khi không có mạch
- Bỏng là dấu hiệu thường thấy khi bị gật hiện, đặc biệt ở chỗ tiếp xúc điện và truyền điện.
- Khởi phát ngưng tim đột ngột
4. Xử lý tai nạn điện giật
- Kêu to để mọi người hỗ trợ
- Không sờ vào nạn nhân khi dòng điện chưa bị cắt
- Ngắt nguồn điện trước khi chạm vào trẻ
- Nếu phải nhấc một sợi dây điện ra khỏi người trẻ, hãy dùng một cây khô, một tờ báo, quần áo dày hoặc một vật cứng, khô, không dẫn điện. thanh gỗ hoặc mẩu cao su dài, hoặc vải như áo Jacket. Đứng lên trên những vật liệu khô và không dẫn điện như gỗ khi làm việc này.
- Di chuyển trẻ càng ít càng tốt vì nếu điện giật quá nặng có thể gây ra nứt cột sống ở trẻ.
- Khi dòng điện tắt, hãy kiểm tra hơi thở, màu da và sự tỉnh táo của trẻ. Nếu trẻ bị bỏng hoặc không thở hoặc không có nhịp tim, hãy hô hấp nhân tạo ngay lập tức, đồng thời gọi cấp cứu.
5. Cách phòng tránh
- Hãy thiết kế dây điện âm tường, hoặc dùng các ống luồn dây điện để các đường dây điện gọn gàng và tránh bị vật nuôi hay chuột cắn.
- Hãy sử dụng các nắp che ổ điện để ngăn bé chọc tay vào ổ điện.
- Hãy sử dụng các loại ổ cắm và phích cắm 3 chấu vì chấu thứ 3 của phích cắm/ổ cắm điện là chấu tiếp đất – giúp bảo vệ mạng sống của người dùng trong trường hợp điện bị rò rỉ.
- Hãy cất dây sạc điện thoại khi sạc xong để tránh trường hợp trẻ nghịch ngợm và cho đầu sạc vào mũi, miệng.
- Không cho trẻ sử dụng máy sấy tóc hoặc các thiết bị điện tử khác trong phòng tắm.
- Hãy rút phích cắm điện các đồ điện tử trong trường hợp không sử dụng nữa.
- Không nên trèo lên cột điện, chơi gần hệ thống trạm biến áp…
- Tránh sử dụng bất kì thiết bị điện nào gần nước. Cẩn thận khi đứng trong nước hay khi làm việc với điện.
– Phải hết sức thận trọng khi ở ngoài trời trong những ngày mưa bão kèm theo sét. Bảo vệ bản thân tránh bị sét đánh bằng cách tìm một chỗ ẩn náu trong một căn nhà vững chắc hay cúi thấp mình và tránh xa cây hay các vật thể bằng kim loại nếu gặp phải ngoài trời
- Luôn để mắt đến trẻ,
- Không cắm bất cứ vật gì vào ổ cắm điện vì có thể bị điện giật hoặc gây hỏa hoạn. - Khi cần cắm điện hoặc bật công tắc để sử dụng vật dụng gì đó, hãy nhờ người lớn giúp đỡ.
- Trẻ trên 6 tuổi, khi tự cắm điện/bật công tắc điện cần giữ tay thật khô và đi dép nhựa.
- Không được leo lên hàng rào quanh một trạm biến áp điện. (Nếu một quả bóng rơi vào trong, hoặc vật nuôi lạc vào trong hàng rào thì hãy nhờ người lớn giúp đỡ).
- Không thả diều gần đường dây điện hoặc trạm biến áp vì diều và dây có thể dẫn điện – gây điện giật.
- Không trèo lên cột điện hoặc trèo lên cây để lấy diều bị mắc kẹt ở trên cao.
- Không bao giờ đi gần một dây điện bị đứt, nhất là vào lúc trời mưa.
II. Sơ cứu chảy máu cam
- Tư thế ngồi, đầu hơi cúi về phía trước. Ở tư thế ngồi, áp lực máu trong tĩnh mạch ở vùng mũi giảm, giúp máu không chảy thêm. Ngồi ngả người về phía trước nhằm tránh máu chảy xuống họng gây nôn.
- Bóp cánh mũi. Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong vòng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Việc này thường giúp máu ngừng chảy.
Nếu sau 10 – 15 phút máu còn chảy, nhắc lại các bước trên trong 10-15 phút tiếp theo. Trường hợp vẫn tiếp tục không cầm được máu, cần đến cơ sở y tế để được xử trí.