Hiện nay, thời tiết bước sang giai đoạn giao mùa Thu – Đông, đây là thời điểm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển và hoạt động mạnh.
I. Các bệnh thường gặp giao mùa:
1. Bệnh cảm cúm
Bệnh cảm cúm là một bệnh về đường hô hấp, do virus gây ra và lây lan qua không khí hay qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, các dịch tiết hô hấp
Cách xử lý
- Cần nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước.
- Sử dụng các loại thuốc cảm cúm để bệnh khỏi nhanh.
- Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh cúm bạn có thể tiêm để hạn chế cảm cúm trong mùa dịch
2. Viêm đường hô hấp cấp
- Dấu hiệu: có thể đột ngột bị sốt cao, đau đầu và lạnh toàn thân hay đau toàn thân, đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
- Phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cấp:
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
- Luôn giữ ấm cho cơ thể đặc biệt với trẻ nhỏ hạn chế đưa bé đến chỗ đông người, cho bé tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Đeo khẩu trang khi đi ra đường vì không khí lạnh có thể làm bạn dễ bị nhiễm bệnh.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
3. Bệnh đau mắt đỏ
- Viêm kết mạc cấp do virus gây ra. Mùa mưa và trong giai đoạn chuyển mùa là điều kiện thích hợp cho các virus lây lan nhanh chóng và phát tán thành dịch bệnh lớn nếu không ngăn chặn kịp thời,
- Triệu chứng: mắt bị sưng nề,kết mạc đỏ lừ, nước nước mắt chảy nhiều kèm theo nhử mắt ,cảm giác rất ngứa và khó chịu
- Đường lây: Bệnh lây lan do tiếp xúc với nước mắt, dử mắt tiết ra do dùng chung khăn mặt, thau, chậu và thuốc nhỏ mắt. Đồng thời ho cũng làm virus đau mắt đỏ bị phát tán ra ngoài không khí.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus gây bệnh đau mắt đỏ và bệnh sẽ có xu hướng tự khỏi. Sau khoảng 10 ngày bệnh sẽ giảm dần và tự khỏi.
4. Đau họng
- Bệnh đau họng thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
- Dấu hiệu: sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và hay thỉnh thoảng bị nôn. Họng tấy đỏ và amiđan sưng, đôi khi có hạch nổi lên ở hai bên quai hàm.
- Cách xử lý đau họng:
Khi bị đau họng bạn nên tới bác sĩ để kiểm tra họng của mình để chuẩn đoán bệnh chính xác nhất. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc kháng sinh trong vòng 10 ngày nếu do vi khuẩn gây ra bệnh.
Ngoài ra bạn nên súc miệng nước muối ấm hàng ngày để giảm sưng họng.
5. Viêm mũi dị ứng
Trong thời khắc giao mùa, sự thay đổi của nhiệt độ và sự hiện diện của những tác nhân gây dị ứng trong môi trường như phấn hoa, cây cỏ, nấm mốc sẽ làm cho những người có cơ địa nhạy cảm bị viêm mũi dị ứng với biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi liên tục.
II. Phòng tránh bệnh lúc giao mùa
- Luôn giữ ấm cơ thể.
- Ăn uống đủ chất, có chế độ học tập khoa học
- Uống đủ nước.
- Bôi kem dưỡng ẩm cho da.
- Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, (rửa tay thường xuyên bằng xà phòng đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng răng miệng bằng nước muối sinh lý natriclorit 0.9% mỗi khi ra đường về)
- Tập thể dục thường xuyên.
- Uống thuốc đúng lúc kịp thời theo chỉ dẫn của bác sỹ.