Mở đầu cho chuỗi tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn hè 2024, đ/c Nguyễn Thanh Thủy – Phó Hiệu trưởng nhà trường đã xây dựng chuyên đề tập huấn “Giảng dạy hoạt động trải nghiệm (HĐTN) cho CBGV trường Tiểu học Gia Thượng”. Buổi tập huấn diễn ra sáng ngày 06 tháng 8 năm 2024 tại phòng Hội đồng nhà trường với sự tham gia của BGH, 27 đ/c giáo viên chủ nhiệm của 27 lớp và 4 đ/c giáo viên dự trữ.
Khởi động buổi tập huấn bằng trò chơi “Đi chợ” khá thú vị và thu hút tất cả mọi người tham gia, đ/c Thanh Thủy đã lưu ý các đ/c giáo viên khi tổ chức trò chơi trong tiết học cho học sinh:
+ Số lượng người chơi: Trò chơi được 100% học sinh tham gia
+ Những kỹ năng được rèn luyện thông qua trò chơi: phản xạ, nghe, quan sát, phân loại, ra quyết định, tư duy, …
+ Có thể thay đổi ND trò chơi cho phù hợp hoạt động và yêu cầu cần đạt của hoạt động
+ Trò chơi phải vui vẻ, tổng hợp kiến thức, kỹ năng
Sau trò chơi khởi động, đ/c Thanh Thủy thu thập thông tin: những điều đã biết về dạy học HĐTN, những điều muốn biết hoặc còn băn khoăn khi tổ chức giảng dạy HĐTN từ các đ/c giáo viên. Mỗi đ/c được phát những tờ giấy nhớ màu vàng để ghi những điều đã biết và những tờ giấy nhớ màu xanh để ghi những điều muốn được giải đáp. Từ đó, đ/c Thanh Thủy lần lượt giải đáp trong thời gian diễn ra buổi tập huấn.
Sau khi nắm được những thông tin từ giáo viên, đ/c Thanh Thủy đi vào những nội dung chính như:
- Khái niệm, mục tiêu của HĐTN
- Yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất, bao gồm:
+ 5 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
+ 3 năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ 3 năng lực đặc thù: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực định hướng nghề nghiệp
- Thời lượng thực hiện chương trình: 3 tiết/tuần
- Phương thức tổ chức HĐTN bao gồm: Khám phá; Phương thức thể nghiệm, tương tác; Phương thức cống hiến; Phương thức nghiên cứu.
- Đánh giá học sinh: Theo thông tư 27/2020-TT-BGD&ĐT
- Quy trình thiết kế tiết hoạt động theo chủ đề
+ Nhận diện, khám phá
+ Tìm hiểu, mở rộng
+ Thực hành, vận dụng
+ Đánh giá, phát triển
- Quy trình thiết kế tiết sinh hoạt lớp
- Tái hiện và chia sẻ (Dành thời gian để học sinh nhớ lại những hoạt động trong tuần qua)
- Sinh hoạt theo chủ đề (Nhóm được phân công điều hành giờ sinh hoạt theo chủ điểm. Cả lớp tự làm việc theo nội dung, kế hoạch của nhóm trực tuần đã chuẩn bị (nội dung này được GVCN duyệt và góp ý trước): đọc sách, đố vui, tiểu phẩm, văn nghệ, diễn kịch, kể chuyện….)
- Tổng kết (GV hỗ trợ HS gặp khó khăn và ghi nhận những cố gắng của học sinh. Học sinh ghi lại những việc cần làm và thời gian hoàn thành công việc của tuần kế tiếp)
Hoạt động cuối của buổi tập huấn, các đ/c giáo viên cùng xem video minh họa 1 hoạt động trong tiết HĐTN lớp 5, thảo luận nhóm và phân tích ưu điểm của tiết học trong video và những điều sẽ thay đổi nếu tổ chức cho học sinh tại trường Tiểu học Gia Thượng quận Long Biên.
Cuối cùng, đ/c Thanh Thủy kết luận: Tổ chức các tiết HĐTN cần phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và đối tượng học sinh, ko quá cầu kì và mang tính trình diễn, quan trọng là đảm bảo mục tiêu bài dạy, các lớp có thể dễ dàng triển khai.
Những buổi tập huấn để nâng cao năng lực chuyên môn là vô cùng cần thiết đối với các đ/c giáo viên đặc biệt là những đ/c giáo viên mới để sẵn sàng bước vào năm học mới thật nhiều thuận lợi và thành công.
Một số hình ảnh trong buổi tập huấn: